Những điều cần lưu ý khi ăn hải sản dành cho người bệnh tiểu đường

Bệnh đái tháo đường là một bệnh mãn tính gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của người bệnh. Ngoài việc kiểm soát tốt lượng huyết đường thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, ý thức sống lành mạnh rất quang trọng. Chế độ dinh dưỡng cân bằng là điều quan trọng nhất dành cho người bị tiểu đường. Dưới đây Hải sản sài gòn sẽ đóng ghóp một vài lưu ý khi bệnh nhân bị tiểu đường dùng hải sản.

Ăn hải sản
Ăn hải sản

1. Cá hồi nướng bổ sung axit béo omega-3

Đứng đầu trong danh sách các món được khuyên dùng đó chính là cá hồi, hàm lượng axit béo omega-3 rất giàu trong loại cá này, loại chất béo này rất có lợi cho sức khỏe, bổ dưỡng cho tim, da, não và các bộ phận khác trong cơ thể. Giống như hầu hết các loại cá khác, có nhiều lựa chọn để chế biến cá hồi thành món ăn lành mạnh với bệnh tiểu đường, bao gồm luộc, áp chảo và nướng trong lò ở nhiệt độ 350ºC đến 400ºC.
Món bạn có thể tham khảo các món ăn từ cá hồi như: Cá hồi nướng cùng chanh tươi và lá thảo mộc, salad cá hồi, súp bí đỏ cá hồi.

2. Ăn tôm với số lượng hạn chế để kiểm soát cholesterol

Một vài thông tin lưu ý khi ăn tôm. Lượng cholesterrol tương đối cao trong thịt tôm nên không ăn nhiều tôm trong bữa ăn. Cần phải ăn một lượng vừa đủ  trong một lần ăn. Khi tiêu thụ 100 gram tôm có lượng cholesterol tương ứng với một quả trứng. Nên ăn tôm 1 đến 2 tuần một lần sẽ tốt cho sức khỏe, không làm tổn thương đến tim hoặc có ảnh hưởng xấu cho chế độ ăn kiêng của bệnh nhân tiểu đường. Đặc biệt nếu thực đơn dinh dưỡng chung của người bệnh quá ít chất béo, có thể dùng tôm để cung cấp thêm lượng calo cần thiết. Bệnh nhân hãy nấu thử món tôm xào gừng cay nồng. Chỉ chứa 44 calo cho mỗi khẩu phần ăn, rất tuyệt vời để dùng khai vị vừa nhẹ nhàng lại vừa hấp dẫn.

3. Ăn cua có ảnh hưởng đến người bệnh tiểu đường không?

Tùy thuộc vào cách chế biến lành mạnh và khoa học với mức ăn vừa phải thì tôm, cua hoặc các loại hải sản khác chúng ta có thể sử dụng bình thường. Bệnh nhân hãy giảm tối đa dùng tôm, cua hoặc ốc với đường, dầu mỡ, sốt bơ, phô mai hoặc mayonnaise. Đây là một trong những loại thực phẩm hàm lượng cholesterol rất cao và đó là nguyên nhân chính làm tăng khả năng mắc bệnh đái tháo đường.

4. Giảm thiểu các thức ăn từ thịt đỏ vậy ăn cá nhiều có tốt không?

Hiện tại, vẫn còn rất nhiều tranh cãi từ các chuyên gia xoay quanh việc bệnh nhân tiểu đường nên hay không nên ăn nhiều các loại hải sản và dùng nhiều có ảnh hưởng như thế nào? Trong khi vẫn chưa có kết luận chính xác về vấn đề này thì bệnh nhân vẫn phải tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng đã được bác sĩ quy định.

Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cũng cần có chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa bia rượu, thường xuyên rèn luyện sức khỏe và kiểm tra chỉ số đường huyết định kỳ thông qua máy kiểm tra đường huyết tại nhà nhằm quản lý tốt quá trình ăn uống, tình trạng bệnh và tránh được những biến chứng nguy hiểm sau này.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này.

Bài viết liên quan

Giá cá ngừ đại dương bao nhiêu 1kg? Mua ở đâu đảm bảo?

Giá cá ngừ đại dương bao nhiêu 1kg? Mua ở đâu đảm bảo?

Công dụng bất ngờ của hải sản biển cho sức khỏe

Công dụng bất ngờ của hải sản biển cho sức khỏe

Các câu hỏi, suy nghĩ sai lầm khi ăn tôm

Các câu hỏi, suy nghĩ sai lầm khi ăn tôm

Cách tăng cường sinh lý nam bằng các món hải sản hàng ngày

Cách tăng cường sinh lý nam bằng các món hải sản hàng ngày

Những điều thú vị về ốc hương mà bạn không nên bỏ qua

Những điều thú vị về ốc hương mà bạn không nên bỏ qua

Cách chọn cá ngừ đại dương tất tần tật

Cách chọn cá ngừ đại dương tất tần tật